Cột sống được ví như cái khung của tòa nhà. Nó có nhiệm vụ mang trên mình cơ thể nặng hàng chục cân của một con người. Khi cột sống gặp vấn đề bất ổn, ngay lập tức con người trở nên nặng nề và khó chịu hơn. Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống.
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh sẽ có cảm giác đau giảm khi nằm nghiêng và tăng khi ho hoặc đại tiện, đau khi gõ hoặc ấn vào khoảng liên đốt, đau tự nhiên vùng xung quanh gai sau. Nếu bệnh nặng có thể cảm giác đau lan xuống vùng mông và đùi. Đặc biệt, khi bệnh đã nặng bệnh nhân không còn khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được sâu. Giảm vận động chân và giảm cảm giác vùng da chân. Trường hợp nặng có thể bị liệt, biến chứng nhiều bệnh xương khớp khác.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là do tác động của các yếu tố bên ngoài như nghề nghiệp, tải trọng quá mức, chấn thương. Những chấn thương như ngã ngồi, trượt chân, cố sức nâng vật nặng đều có thể là tác nhân gây bệnh.
Phương pháp xác định bệnh hiệu quả nhất là chụp cộng hưởng từ MRI. Nếu chụp phim sẽ khó phát hiện do nhân keo đĩa đệm không cản quang, hoặc chỉ nhận ra qua những dấu hiệu như cột sống lệch trục, hẹp khoảng liên đốt sống.
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm thông thường nếu được chăm sóc tốt sẽ ổn định sau đợt điều trị nội khoa từ 4 đến 6 tuần, nếu không đỡ cần khám và tiếp tục liệu trình điều trị mới. Can thiệp phẫu thuật sẽ chỉ được chỉ định sau khi đã thất bại trong điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu, trong các trường hợp sau: đau dữ dội, thể liệt và teo cơ, thể tái phát nhiều lần và ngày càng gần làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, vận động của bệnh nhân, hội chứng chùm đuôi ngựa…
Trong phẫu thuật sẽ có các phương pháp:
- Mổ hở: phương pháp kinh điển được thực hiện từ năm 1934 và đến nay vẫn được áp dụng nhiều, có chỉ định rộng rãi, ngoại trừ những bệnh nhân có bệnh lý kèm theo mà trong mổ hở chống chỉ định, kể cả phần chống chỉ định trong gây mê. Phương pháp mổ hở cũng chứa nhiều rủi ro và biến chứng.
- Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio: dùng một kim nhỏ kích thước đường kính chỉ 0,8mm. Với sự dẫn đường của máy X quang C-arm, mũi kim được đưa qua da di chuyển đến trung tâm nhân nhầy của đĩa đệm. Dưới tác động của sóng radio lưỡng cực ở nhiệt độ 40-700C sẽ làm giảm áp lực trong lòng đĩa đệm đồng thời tăng áp lực bên ngoài khối thoát vị có tác dụng thu hút nhân nhầy trở về vị trí cũ, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép
Do vậy hạn chế được sự chèn ép vào tủy sống và rễ thần kinh làm bệnh nhân bớt hoặc hết đau.
Những ưu điểm nổi bật của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio đó là:
- Bảo tồn được nguyên vẹn đĩa đệm.
- Không gây ảnh hưởng đến độ bền vững của cột sống,
- Không gây biến chứng.
- Không gây mê toàn thân.
- Không mất máu.
- Thời gian phẫu thuật ngắn, chỉ khoảng 20 phút.
- Tỉ lệ thành công cao trên 90%.
- Bệnh nhân có thể ra viện trong ngày và không cần chế độ chăm sóc đặc biệt sau phẫu thuật.
Nếu có bất cứ câu hỏi vui lòng liên hệ Phòng khám chuyên khoa Xương Khớp Việt Đức Clinic hoặc gọi Hotline : 0934.61.9796
SÁNG Y ĐỨC – VỮNG CHUYÊN MÔN – VUÔNG TRÒN HẠNH PHÚC!